Thứ 2 - thứ 7: 8H00' - 18H30'
Số 2 Yên Lãng - Đống Đa - Hà Nội
Cách đây hơn bốn mươi năm, người ta đã dạy âm p (âm pờ) và chữ P (chữ pê) rất kỹ. Cải tiến như vậy thì đúng với câu dân gian thường nói là cải tiến hóa thành cải lùi", PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông.
"Không dạy chữ P là một sai lầm nghiêm trọng"
Như Người Đưa Tin đã phản ánh, sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" (bộ Kết nối) do PGS.TS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên kiêm Chủ biên không dạy chữ P, về việc này, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt khẳng định - việc không dạy chữ P như nhiều phản ánh là một sai lầm nghiêm trọng.
Theo đó, trong các kết quả nghiên cứu về ngữ âm học tiếng Việt từ cuối thế kỷ trước, âm p được coi là âm mượn từ nước ngoài. Nói cách khác, người ta quan niệm đó là âm không có trong tiếng Việt. Về bản chất, nó là phụ âm môi - môi, khi phát âm hơi bật ra nên gọi là phụ âm bật hơi, tắc vô thanh. Nhưng đó là nhìn nhận p với tính chất là phụ âm đầu.
Trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt, còn có âm p là phụ âm cuối. Nó có mặt trong rất nhiều từ như: khiếp (khiếp đảm, khiếp vía, khiếp hãi), tiếp (tiếp nhận, tiếp theo, tiếp tục). Đặc biệt, nó có mặt trong nhiều từ láy như: chiêm chiếp, thiêm thiếp,...
PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông (Ảnh: NVCC)
Theo Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, trên phương diện từ vựng, vào thời điểm đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy, các từ có âm p mở đầu tồn tại rất ít. Đó là các từ như: pinh pông (bóng bàn), pô pơ lin, pê ni xi lin,… Nhưng đến nay, số lượng các từ có âm p từ nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng lên và trở nên phổ biến trong đời sống hằng ngày. Việc không dạy âm p trong sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối là chủ trương không đúng và lạc hậu với tình hình. Việc chỉ giới thiệu các từ có phụ âm cuối p là chưa đủ mà phải dạy nó với tư cách là một phụ âm đầu.
"P là một phụ âm vẫn được sử dụng hằng ngày trong ngôn ngữ các dân tộc. Các địa danh bắt nguồn từ một số tiếng dân tộc thiểu số là địa danh chính thức của nước ta, được ghi trong các văn bản của Nhà nước, do đó đã tham gia vào hệ thống ngữ âm tiếng Việt như một yếu tố không thể thiếu của hệ thống. Do vậy, việc dạy phụ âm đầu P và chữ P phải được quan tâm một cách bình đẳng với các âm và chữ khác khi dạy tiếng Việt cho học sinh" - PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt nhấn mạnh.
“Cải tiến hóa thành cải lùi”
Phân tích cụ thể về âm p, PGS Đạt nói âm p có hai tư cách. Tư cách thứ nhất là phụ âm mở đầu âm tiết, nên gọi là phụ âm đầu (gọi tắt là âm đầu). Tư cách thứ hai là phụ âm đóng âm tiết nên gọi là phụ âm cuối (gọi tắt là âm cuối).
"Nếu hiểu như thế thì dạy âm cần phải dạy cả hai chức năng, không thể dạy theo cách của Tổng chủ biên quan niệm" - PGS Đạt nói, đồng thời đưa ra tư liệu thảm khảo là “Sách học vần” năm 1977 và 1981.
“Sách học vần” năm 1977
“Sách học vần” năm 1981
Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cũng cung cấp thêm một số tư liệu SGK của miền Nam thời chưa giải phóng và nói: "Có thể thấy có điểm giống nhau trong SGK của Tổng chủ biên Tiếng Việt 1 bộ Kết nối giống cuốn Em học vần xuất bản năm 1958, nếu không muốn nói là nhái lại một cuốn sách cách đây đã 64 năm".
"Cách đây hơn 40 năm, người ta đã dạy âm p và chữ P rất kỹ. Cải tiến như sách của ông Bùi Mạnh Hùng thì đúng với câu dân gian thường nói là cải tiến hóa thành cải lùi. Đặc biệt là lùi tới 64 năm, trong khi bối cảnh lịch sử cũng như các thành quả nghiên cứu về ngôn ngữ ở Việt Nam đã khác nhiều. Giải thuyết coi âm p là âm ngoại lai đã đến lúc cần xem xét lại" - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông nêu quan điểm.
Cuốn "Em học vần".
"Không tiếp thu sửa chữa là bảo thủ và sẽ tiếp tục dẫn đến sai lầm"
PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cũng bộc bạch: "Tôi coi đây là phương pháp, là cách nhận thức về mục tiêu và nhiệm vụ đối với SGK. Chẳng hạn, nếu coi đó chỉ là âm vay mượn tiếng nước ngoài, thì p chỉ được coi là yếu tố ký sinh, không cần quan tâm đến nó, thậm chí nó bị loại bỏ hẳn ra khỏi mục lục.
Nhưng đã đến lúc phải xem xét lại (khi các địa danh và tên người các dân tộc thiểu số Việt Nam được sử dụng trong các văn bản chính thức của Nhà nước và trong đời sống hằng ngày), ngay cả khi chấp nhận các từ vay mượn nước ngoài là âm ngoại lai thì nếu chú ý đến thực tiễn sẽ thấy, số lượng các yếu tố này đang ngày càng nhiều trong tiếng Việt do quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới".
Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông khẳng định, thực tiễn đã thay đổi, nên nhận thức cũ không còn phù hợp. Đặc biệt, với các đơn vị đầu tư nhiều vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông thì càng nhìn nhận rõ hơn - nếu dạy tiếng Việt mà không dạy âm p thì người nước ngoài (chẳng hạn sinh viên Trung Quốc) sẽ rất khó phát âm các từ tiếng Việt.
Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cũng khẳng định thầy Đào Quốc Vịnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) là giáo viên ở cơ sở, ý kiến của thầy rất chính đáng và cần được tôn trọng vì thầy là người sát với thực tế nhất.
"Các ý kiến của thầy Vịnh có tính thực tiễn và cũng phù hợp với lý luận hiện đại. Không tiếp thu sửa chữa là bảo thủ và sẽ tiếp tục dẫn đến sai lầm", PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt nhấn mạnh.
Nguyễn Hoa Trà
Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/sgk-khong-day-chu-p-khong-tiep-thu-sua-chua-la-bao-thu-a544646.html
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Vấn đề sách giáo khoa luôn là tâm điểm của những tranh cãi, phản biện mỗi lần cải cách giáo dục. Vài ngày qua, dư luận xã hội “dậy sóng” trên truyền thông, xôn xao trên mạng xã hội khi có những ý kiến trái chiều về việc không dạy chữ P độc lập trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
Theo chuyên gia ngôn ngữ, sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ P độc lập là sai lầm, lạc hậu và không tiếp thu những nghiên cứu mới.
Phản hồi ý kiến cho rằng sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống (gọi tắt là Tiếng Việt 1) không dạy chữ p, Nhà Xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam cho rằng ông Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (TP Hà Nội), không phân biệt được âm và chữ. Theo đó, bảng chữ cái trong sách này có đủ 29 chữ cái. Học sinh học và luyện viết chữ p trong các từ như đèn pin,...
Cho rằng chưa dạy chữ P vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm là quan niệm thiếu tính khoa học, xa rời thực tiễn phát triển của ngôn ngữ. Thầy Hiệu trưởng trường một trường Tiểu học ở Hà Nội đã làm đơn kiến nghị đưa chữ P trở lại mục lục cuốn sách.
Không bố trí dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 với giáo viên không tham gia bồi dưỡng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần được tháo gỡ.
Dưới góc độ những người dạy trực tiếp, nhiều giáo viên cho rằng, nếu không dạy chữ P là một chữ cái độc lập sẽ khiến học sinh gặp lúng túng khi gặp chữ này trong cuộc sống
Bức xúc vì sách tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập, một hiệu trưởng ở Hà Nội đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Cùng một Tổng chủ biên với bộ Kết nối tri thức và cuộc sống nhưng sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Chân trời sáng tạo lại có hẳn một bài dạy về chữ P, đi liền là chữ Ph. Vậy cách dạy của bộ nào mới đúng?
Sở Giáo dục Đào tạo dự kiến đề xuất với thành phố cho học sinh lớp 1 đến 6 trở lại trường vào tháng 3, theo Phó Giám đốc Sở Trần Lưu Hoa.
Năm học 2022-2023, cả nước tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3, 7 và 10. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa để các địa phương lựa chọn sử dụng trong nhà trường. Để SGK đến được tay học sinh và giáo viên sẽ còn rất nhiều khâu từ việc lựa chọn sách đến khâu tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới, rồi in ấn, xuất bản.